Công ty TNHH Cơ Nhiệt Năng lượng Bách Khoa

Trân trọng được hợp tác!

VTC Tower

VTC Tower

Kim dong Cinema

Kim dong Cinema

VTN Building (Trung tâm nút mạng viễn thông liên tỉnh khu vực phía Bắc tại Hà Nội)

VTN Building 

A2 Building

Tòa nhà A2 Building

Hội trường QK II

Hội trường QK II

VTN Buidling

VTN Buidling

Nhà máy May Hà Tĩnh

Nhà máy May Hà Tĩnh

Điện tự động hóa

14/01/2016 09:33

Khi đất nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì bất cứ một ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần nhân sự cho ngành tự động hóa. Và dù hầu hết các trường thuộc khối kỹ thuật đều đào tạo ngành này nhưng không phải vì thế mà nguồn nhân lực cho ngành tự động hóa trở nên dồi dào, mà ngược lại lúc nào cũng khan hiếm.

Không khó để tìm thấy một lời đề nghị mức lương tầm tầm 400-500USD của những ứng viên ngành tự động hóa. Biết được thế mạnh của mình, nhân sự của ngành này thường “làm cao” giá trị của mình bởi với một số trường đại học, ngành tự động hóa luôn có điểm đầu vào cao hơn những khoa khác. 

Quá trình học tập trong nhà trường cũng khó khăn hơn rất nhiều những khoa khác vì tính phức tạp của môn học. Thế nên, nhiều nhà tuyển dụng, tìm đến những nơi này như một cứu cánh về nhân lực. 

Chuyên ngành tự động hóa thường xuyên được nhà tuyển dụng lấy người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chứ không cần phải “vác” hồ sơ đi xin việc. 

Thầy Đào Văn Tân, Trưởng Bộ môn Tự động hóa, Đại học Mỏ - Địa chất cho biết: “Chúng tôi chủ yếu đào tạo SV trong lĩnh vực xí nghiệp mỏ - dầu khí và mở rộng ra cả xí nghiệp điện, nhà máy nước… Năm 2005, có 45 SV bảo vệ đồ án khóa đầu tiên, trong các tân kỹ sư mới bảo vệ, Tổng Công ty Than Việt Nam đã trực tiếp đến Bộ môn xin 20-25 chỉ tiêu, có đơn vị quân đội cũng đặt vấn đề tuyển 20 kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực quân sự”. 

Nhưng để làm được điều này, không hề đơn giản. Những bạn sinh viên, những người theo đuổi chuyên ngành tự động hóa cũng không ngừng nâng cao trình độ của mình, theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, của đất nước. 

Tự động hóa là ngành nghiên cứu các thuật toán điều khiển, sử dụng các thiết bị điều khiển, chấp hành nhằm mục đích tự động các quá trình công nghệ sản xuất. Đây không phải là một nghề mới, nhưng trong những năm gần đây, nó được chú trọng do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. 

Nhiệm vụ của kỹ sư tự động hóa là theo dõi các hệ thống điều khiển, phát hiện những sai sót của hệ thống để kịp thời sửa chữa hoặc hoàn thiện, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện tự động… 

Phạm Nguyên Anh - cựu sinh viên khoa Tự động hóa trường ĐH Bách khoa chia sẻ: “Ra trường, mình không khó khăn lắm để xin việc. Bây giờ mình đang làm việc cho Công ty Tự động hóa Điện tử - Tự động. 

"Khi còn học Bách khoa mình đã được nhận vào làm thử, ra trường có kinh nghiệm nên bắt đầu làm việc ngay mà không “bị” đào tạo lại. Mình làm trong dây chuyền sản xuất máy trộn xi măng tự động. 

"Theo dõi sự làm việc của nó sau khi đã nghiệm thu, công đoạn đầu vẫn là mua thiết bị, cài đặt các thông số, lắp đặt máy, giám sát kỹ thuật trong quá trình vận hành thử máy”. 

Công việc tưởng chừng như rất nhàm chán nhưng với Nguyên Anh mỗi lần triển khai công việc lại như thêm một lần khám phá những cỗ máy và ấn tượng về những lần di chuyển, lắp máy đến các vùng miền của Tổ quốc như một kỷ niệm khó quên trong anh. 

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, hầu hết các trường trong khối kỹ thuật đều thành lập khoa hay bộ môn TĐH. Được nhiều người biết đến và có truyền thống hơn cả vẫn là bộ môn TĐH xí nghiệp công nghiệp thuộc khoa Điện của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. 

Các kỹ sư TĐH cũng được đào tạo tại ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kỹ thuật Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hay Học viện Kỹ thuật quân sự. 

Ngoài ra, một số trường thành lập bộ môn TĐH phù hợp với từng chuyên ngành của trường mình. Như Bộ môn TĐH thiết kế cầu đường của trường ĐH GTVT Hà Nội, Bộ môn Điện và Tự động tàu thủy của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Bộ môn TĐH xí nghiệp mỏ và dầu khí của ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội... 
Theo ông Phạm Quốc Hải - Phó Chủ nhiệm bộ môn TĐH xí nghiệp công nghiệp - ĐH Bách khoa Hà Nội: “Mỗi năm, bộ môn có khoảng từ 100 đến 150 kỹ sư ra trường. Tuy nhiên, số này cộng với SV tốt nghiệp của các trường khác, chưa thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty”. 

Ông Hải cho biết thêm: “SV TĐH ra trường có thể làm được rất nhiều việc liên quan đến chuyên ngành học của mình như thiết kế, ứng dụng, kinh doanh các sản phẩm TĐH. 

"Họ cũng có thể làm việc với các dây chuyền tự động trong các nhà máy, xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau như giấy, xi măng, mía đường, thực phẩm, giao thông vận tải... Nhiều nơi cần nên kỹ sư TĐH không khó để kiếm được một công việc như mong muốn”. 

Dù vậy, đó cũng chỉ là lý thuyết cơ bản. Muốn làm được việc, họ phải chủ yếu học tập từ thực tế công tác. Với các kỹ sư tự động hóa, dễ kiếm việc không đồng nghĩa với dễ làm việc. Nhưng dù khó khăn trong quá trình học thì tự động hóa vẫn là một ngành của tương lai và rất xứng đáng được các bạn trẻ trước ngưỡng cửa lập nghiệp quan tâm chú ý.
Thong ke