Công ty TNHH Cơ Nhiệt Năng lượng Bách Khoa

Trân trọng được hợp tác!

VTC Tower

VTC Tower

Kim dong Cinema

Kim dong Cinema

VTN Building (Trung tâm nút mạng viễn thông liên tỉnh khu vực phía Bắc tại Hà Nội)

VTN Building 

A2 Building

Tòa nhà A2 Building

Hội trường QK II

Hội trường QK II

VTN Buidling

VTN Buidling

Nhà máy May Hà Tĩnh

Nhà máy May Hà Tĩnh

Điện - tự động hóa

14/01/2016 09:26

Hàng ngày, công việc anh Lê Hồng Quyết cũng như 12 kĩ sư tự động hóa (TĐH) trong công ty cổ phần thương mại và TĐH ADI là thiết kế tích hợp hệ thống TĐH. Đồng thời, triển khai thi công, lắp đặt và giám sát. Theo ông Trịnh Đình Đề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội Khoa học công nghệ tự động Việt Nam, nhiều nơi cần nên kĩ sư TĐH không khó để kiếm được một công việc như mong muốn.
 
Các kĩ sư đang thiết kế phần mềm tự động hóa.

Các kĩ sư đang thiết kế phần mềm tự động hóa

Những kỹ sư như anh Quyết thường đảm nhiệm toàn bộ công việc theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Chẳng hạn, để lắp đặt hệ thống xử lí nước tự động cho một nhà máy, họ phải làm từ khâu thiết kế công nghệ, thiết kế các phần mềm điều khiển, phần mềm giám sát. Sau đó, tiến hành lắp đặt, chạy thử và bàn giao hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu.

"Các kĩ sư TĐH của Việt Nam đã làm được những việc đòi hỏi trình độ cao, mà trước kia, để xử lí được, phải thuê chuyên gia nước ngoài. Sự phát triển của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực TĐH gián tiếp giảm chi phí về thời gian, tiền bạc, nâng cao năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước", anh Quyết chia sẻ.

Theo anh Hà Xuân Trường, công ty kĩ thuật và thương mại Tiến Thành, các công ty chuyên về TĐH thường cung cấp, lắp đặt các hệ thống tự động ở nhiều ngành khác nhau như xử lí hệ thống nước, hệ thống lọc bụi, cân băng tải, tủ điều khiển, dây chuyền trong các nhà máy sản xuất giấy, xi măng, bia, đường, cán thép... Bởi vậy, các kĩ sư TĐH phải trau dồi thêm kiến thức ở các lĩnh vực khác, ngoài chuyên ngành của mình.

Cũng có kĩ sư thuộc chuyên ngành khác, vì mê TĐH mà quyết định gắn bó với nghề. Ông Đào Phú Hòa (Giám đốc công ty TNHH tự động hóa cơ khí và ứng dụng Amaco) trước kia là kĩ sư thủy - khí động lực, nay đứng đầu một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực TĐH.

Theo ông Hòa, TĐH có thể được ứng dụng vào nhiều ngành, nghề khác nhau. Vấn đề là ở tư duy và ở cách nhìn nhận của những người trong nghề. Hiện nay, ông là chủ của một trang web mua, bán hàng trực tuyến trên mạng. Với suy nghĩ của ông, đó cũng là một ứng dụng của TĐH.

Học: Khoai!

Lắp đặt và giám sát hệ thống cũng là phần việc của các kĩ sư tự động hóa.

Lắp đặt và giám sát hệ thống cũng là phần việc của các kĩ sư tự động hóa.

 

"Đến nay, ngành nào cũng phải tiến đến mục tiêu hiện đại hóa. Muốn hiện đại hóa thì phải sử dụng công nghệ cao, phải liên quan đến tự động hóa (TĐH) và cần đến các kĩ sư TĐH" - Đó là ý kiến của ông Trịnh Đình Đề - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội Khoa học công nghệ tự động Việt Nam, khi nói về vai trò của TĐH ở nước ta hiện nay.

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, hầu hết các trường trong khối kĩ thuật đều thành lập khoa hay bộ môn TĐH. Được nhiều người biết đến và có truyền thống hơn cả vẫn là Bộ môn TĐH xí nghiệp công nghiệp, thuộc Khoa Điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Các kĩ sư TĐH cũng được đào tạo tại ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kĩ thuật Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM hay Học viện kĩ thuật quân sự.

Ngoài ra, một số trường ĐH thành lập bộ môn TĐH phù hợp với từng chuyên ngành của trường mình. Như Bộ môn TĐH thiết kế cầu đường của Trường ĐH GTVT Hà Nội, Bộ môn Điện và Tự động tàu thủy của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Bộ môn TĐH xí nghiệp mỏ và dầu khí của ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội...

Theo ông Phạm Quốc Hải - Phó Chủ nhiệm bộ môn TĐH xí nghiệp công nghiệp - ĐH Bách khoa Hà Nội: "Mỗi năm, bộ môn có khoảng từ 100 đến 150 kĩ sư ra trường. Tuy nhiên, số này cộng với SV tốt nghiệp của các trường khác, chưa thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty".

Ông Hải cho biết thêm: "SV TĐH ra trường có thể làm được rất nhiều việc liên quan đến chuyên ngành học của mình như thiết kế, ứng dụng, kinh doanh các sản phẩm TĐH. Họ cũng có thể làm việc với các dây chuyền tự động trong các nhà máy, xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau như giấy, xi măng, mía đường, thực phẩm, giao thông vận tải... Nhiều nơi cần nên kĩ sư TĐH không khó để kiếm được một công việc như mong muốn".

Tự động hóa là một chuyên ngành đòi hỏi người ở người kĩ sư phải tích hợp được nhiều kĩ năng ở trình độ cao. Ngay trong trường ĐH, họ đã phải học những môn khá "khoai" như Điều khiển quá trình, Kĩ thuật lập trình, Robot, Vi xử lí nâng cao, thiết kế hệ thống TĐH...

Dù vậy, đó cũng chỉ là lí thuyết cơ bản. Muốn làm được việc, họ phải chủ yếu học tập từ thực tế công tác. Với các kĩ sư tự động hóa, dễ kiếm việc không đồng nghĩa với dễ làm việc.

Thong ke